Về ông Thích Minh Tuệ

THÁI HẠO. Người như tu sĩ Thích Minh Tuệ trở thành “của hiếm” trong hoàn cảnh hiện nay, vì thế hình ảnh ông một mặt trở thành tấm gương khiến nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng; nhưng mặt khác cũng sẽ gây đố kỵ, căm ghét, thậm chí tìm cách gây hại. Continue reading Về ông Thích Minh Tuệ

Những món quà Ngài để lại: Di sản Giáo Pháp của Ajaan Dune Atulo

AJAAN DUN ATULO. “Đức Phật để cho thọ uẩn của Ngài chấm dứt trong trạng thái tỉnh thức của tâm, chuỗi tâm thức bình thường của con người, hoàn toàn với chánh niệm và tỉnh giác, không có trạng thái tâm nào khác tới làm tâm bị che kín hay làm lầm lẫn chút nào. Đó là tâm trọn vẹn trong trạng thái của nó. Quý vị có thể gọi đó là tánh không vĩ đại, hay cái vũ trụ nguyên thủy, hay Niết bàn, tùy thích. Đó là trạng thái mà tôi đã luyện tập trước giờ để đạt được.” Continue reading Những món quà Ngài để lại: Di sản Giáo Pháp của Ajaan Dune Atulo

Gặp Thầy Minh Tuệ

NGUYỄN THỊNH. Hôm nay gặp khi thầy từ Lạng sơn về tới Cầu Long Biên, trên đường thầy tới Quốc Lộ 1 để đi về Nha Trang lại. Hành trang của thầy là cái miệng luôn cười, là đôi chân trần mòn sạm, thầy có một cái bình bát chế từ lõi nồi cơm điện, kim chỉ và mấy miếng vải bố nhặt được để khi nghỉ đắp thêm vào y phục… Continue reading Gặp Thầy Minh Tuệ

Cư Sĩ Sunanda Phạm Kim Khánh (1921-2011)

THÍCH NGUYÊN NGUYỆN. Cư Sĩ Sunanda đã giữ nhiều chức vụ trong Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam đến năm 1975. Sau đó Cư Sĩ định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục đóng góp nhiều Phật Sự cho Phật Giáo Hoa Kỳ trong thời kỳ phôi thai. Cư Sĩ Sunanada Phạm Kim Khánh là một trong 12 thành viên sáng lập Chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington. Continue reading Cư Sĩ Sunanda Phạm Kim Khánh (1921-2011)

Công hạnh kham nhẫn của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận

Sư Cô Trí Thuận muốn đi Phi Châu để giúp đỡ những người nghèo khổ, nhưng nhân duyên đưa đẩy Sư Cô Trí Thuận phát nguyện đến Ấn Độ do sự chỉ định của Hòa Thượng Thích Huyền Vi với sự nghiệp hoằng pháp của Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới. Continue reading Công hạnh kham nhẫn của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận

Thầy Linh Quang, người tu sĩ không sờn lòng trước nghịch cảnh

HOÀNG MAI ĐẠT. Mười một năm thì tôi xây gần xong hết rồi. Dự trù năm 2007 khánh thành thì cuối năm 2006 tôi bị nạn (cười nhẹ). Lúc đó chùa đã có chánh điện, có hết, xong xuôi hết rồi. Phật thì chưa đem về thôi. Continue reading Thầy Linh Quang, người tu sĩ không sờn lòng trước nghịch cảnh

Thầy Thạnh, một hành giả cô độc trên đường tìm giải thoát

HOÀNG MAI ĐẠT. Vào trong sân, tôi đi loanh quanh một hồi giữa những tòa nhà vắng lặng, thỉnh thoảng mới gặp một vài bác lớn tuổi, mà các bác lại không dám đến gần vì sợ bị lây dịch. Cuối cùng tôi cũng tìm ra số phòng ở tòa nhà G. Phòng của thầy Thạnh nằm gần cuối hành lang. Thầy mở cửa, tiếp tôi trong bộ áo màu đỏ sậm của Phật giáo Tây Tạng. Continue reading Thầy Thạnh, một hành giả cô độc trên đường tìm giải thoát

Vị sư thầm lặng trên phố Bolsa

HOÀNG MAI ĐẠT. Buổi sáng hôm đó tôi đến chợ khá sớm, trước giờ mở cửa và chắc chắn trước cả Sư. Nếu có đủ duyên thì Sư sẽ cho mình hỏi chuyện, còn không thì thôi, tôi tư lự trong lúc ngồi trong xe chờ Sư xuất hiện. Gần 9 giờ Sư đến trong một chiếc xe cũng màu đỏ như màu áo của Sư, nhưng cũ, rất cũ, đắp vá với sơn không hợp màu ở cốp phía sau. Tôi đến gần lúc Sư mở cốp, chắp tay chào Sư “Mô Phật!” Sư cũng chào lại “Mô Phật” với giọng ôn tồn của người miền Nam. Continue reading Vị sư thầm lặng trên phố Bolsa

Thầy bổn sư của tôi là thủ khoa A Tỳ Đàm

SƯ GIÁC NGUYÊN. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có bốn món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Continue reading Thầy bổn sư của tôi là thủ khoa A Tỳ Đàm