Hãy cảnh giác với người ‘trộm tăng tướng’ hay ‘tặc trụ’

NGUYỄN MINH TIẾN. Phần lớn đạo hạnh đáng kính phục của thầy Minh Tuệ thật ra là ở những đêm dài tinh tấn tu tập nơi hang đá, gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa… và kiên trì trong nhiều năm như vậy, chứ không phải chỉ ở nơi hình thức đầu trần chân đất, ba y một bát, ngày ăn một bữa như chúng ta dễ dàng nhìn thấy bên ngoài. Continue reading Hãy cảnh giác với người ‘trộm tăng tướng’ hay ‘tặc trụ’

Sư Thích Minh Tuệ ‘cuộc cách mạng thầm lặng’…

VŨ THẾ NGỌC. Bên cạnh các thành quả là các chùa to tượng lớn hay các lễ hội đông đảo, đại đa số người Phật giáo VN đều chứng kiến rất nhiều hình ảnh tiêu cực của các sinh hoạt Phật giáo từ các đường lối hành trì đến phẩm chất của rất nhiều tu sĩ. Nhiều tin tức tiêu cực cũng đã khiến người tin Phật không khỏi mỏi mệt và mất niềm tin vào các tổ chức giáo hội hiện nay. Continue reading Sư Thích Minh Tuệ ‘cuộc cách mạng thầm lặng’…

Tu giải thoát: Bố thí, cúng dường…

NGUYÊN GIÁC. Nên giữ tâm bình đẳng trong khi bố thí. Hãy nhìn tất cả mọi người là một vị Phật trang nghiêm trong cõi riêng của họ. Hãy nhìn tất cả mọi người nơi thực tướng của sắc thọ tưởng hành thức đều là bình đẳng trong rỗng rang vô tướng. Continue reading Tu giải thoát: Bố thí, cúng dường…

Xin mời bộ hành theo dòng Kinh Phật

NGUYÊN GIÁC. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản: hãy lìa tham, sân, và si. Tuy là đơn giản như thế, nhưng rất khó làm, vì công trình tu học này phải thực hiện trong từng niệm của tâm, trong từng lời nói, và trong từng cử chỉ của thân. Do vậy, rủ nhau hàng ngày “bộ hành” theo dòng Kinh Phật là một phương tiện tu học tuyệt vời. Continue reading Xin mời bộ hành theo dòng Kinh Phật

Học Phật: Nói, nghe, đọc, viết đúng pháp

NGUYÊN GIÁC. Những Kinh nào có sức mạnh giải thoát tức thì? Nghĩa là, nghe kinh xong, là các trở ngại trong tâm sẽ biến mất gần hết? Có rất nhiều Kinh có sức mạnh như thế. Mỗi người nên tự đọc Kinh điển và nghiền ngẫm từng câu, từng dòng để nghiệm ra. Continue reading Học Phật: Nói, nghe, đọc, viết đúng pháp

Kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa

HOÀNG LIÊN TÂM. Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương Đối và Sự Thật Tuyệt Đối. Sự Thật Tuyệt Đối tương đương với liễu nghĩa, thuật ngữ Phật học gọi là Chân Đế, Đệ Nhất Nghĩa Đế; còn Sự Thật Tương Đối là Tục Đế, cũng còn gọi là Sự Thật Công Ước. Continue reading Kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa

Đức Phật truyền y bát cho ai?

NGUYÊN GIÁC. Như thế, qua các kinh dẫn trên, chúng ta thấy rằng Đức Phật đã nói rằng thẩm quyền để tứ chúng nương tựa là Pháp, là Kinh và Luật, là kinh đã được giải nghĩa và kinh cần được giải nghĩa, là ngài Ca Diếp, là ngài A Nan, là ngài Xá Lợi Phất, là ngài Mục Kiền Liên. Tới đây, chúng ta sẽ nhìn theo một bối cảnh mới. Continue reading Đức Phật truyền y bát cho ai?

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

NGUYÊN GIÁC. Như thế, Đức Phật dạy là phải nguyện chứng ngộ ngay trong hiện tiền, nói rõ là phải tinh tấn, là hành trì cộng với nguyện kiên cố. Trong bản dịch, chính Thầy Minh Châu mở ngoặc để ghi rõ là bên cạnh hành trì là phải có nguyện, sức nguyện mạnh tới nổi dù là cạn máu, khô gân thì vẫn tinh tấn. Continue reading Nguyện giải thoát ngay hiện tiền