Người khách trọ

*Đọc < 1 phút*

Một thiền sư rất nổi danh
Lãng du theo đám mây xanh cuối trời
Chân ông in dấu khắp nơi
Một ngày dừng trước lâu đài nhà Vua
Cao sang, đẹp đẽ, nên thơ
Trông vừa vĩ đại lại vừa uy nghi
Thật là tráng lệ kể chi
So cùng tiên cảnh khác gì là bao.
Thiền sư lặng lẽ bước vào
Không hề có lính gác nào ngăn ông
Tiến gần đến trước ngai rồng,
Nhận ra khách quý Vua mừng hỏi thăm:
“Thưa ngài có chuyện chi cần?”
Thiền sư lên tiếng: “Dừng chân cuối ngày
Tôi cần chỗ ngủ đêm nay
Ở trong cái quán trọ này mà thôi!”
Nhà Vua kinh ngạc, trả lời:
“Lâu đài vua chúa là nơi chốn này
Và ta làm chủ nơi đây
Phải đâu quán trọ đêm nay cho ngài!”
Thiền sư bèn nói khoan thai:
“Thế tôi xin hỏi lâu đài trước đây
Ai từng là chủ nơi này
Ai từng cư ngụ bao ngày tháng qua?”
Nhà Vua nói: “Chính cha ta
Cha ta là chủ. Nay xa cõi đời!”
Thiền sư hỏi tiếp: “Vậy thời
Trước cha ngài nữa, ai người chủ đây?”
Nhà Vua gằn giọng đáp ngay:
“Lâu đài, tài sản dựng gây lâu đời
Chính do ông nội ta thôi
Giờ đây ông cũng xa nơi cõi trần!”
Vừa điềm tĩnh, vừa ân cần
Thiền sư chẳng chút ngại ngần nói luôn:
“Lâu đài là chốn dừng chân
Người đi, kẻ đến cứ lần lượt thôi
Ghé đây ngắn ngủi, tạm thời
Đúng là quán trọ như lời của tôi!”
*
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(thi hóa, phỏng theo bản văn xuôi trong
Truyện Cổ Phật Giáo)
Photo: Lisa Fotios / Pexels

BÀI MỚI

  • Mời đọc Nguyệt San Chánh Pháp số 161, tháng 4, 2025
    (Bấm vào bìa để đọc báo hoặc đọc bên dưới) Discover more from Tinh Tấn Magazine Subscribe to get the latest posts sent to your email. Type your email… Subscribe
  • Fifty years of the development of Vietnamese Buddhism in California
    Since 2011, the Vietnam Buddhist Sangha has organized annual North American Buddhist retreats and study courses in California and other states, with participant numbers sometimes reaching five to seven hundred monks, nuns, and lay Buddhists.
  • Năm mươi năm phát triển Phật Giáo Việt Nam tại California
    Hình ảnh ngôi chùa và các lễ hội chỉ góp phần vào công cuộc bảo tồn văn hóa đặc thù của Phật Giáo Việt Nam. Chúng ta phải có đội ngũ Tăng, Ni và cư sĩ thông thạo tiếng Anh để thuyết giảng Phật Pháp và viết sách phổ biến trong thị trường sách báo ở Mỹ.
  • Chết trong an bình: Phải chết thanh thản
    VISUDDHACARA THERO. Một ngày nọ tôi tình cờ đọc mấy dòng hồi tưởng rất cảm động trong một tờ báo. Khi bà trút hơi thở cuối cùng và đi vào cõi bất diệt, mặt bà sáng ngời và môi bà nở một nụ cười. Chị F trông thấy vậy, thốt lên, “Hãy nhìn kìa, bà đang nhìn thấy Thượng Ðế.”
  • Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
    TÂM KHÔNG VĨNH HỮU. “Kim” là chữ thỉnh về từ nguồn cội tên chùa Sắc Tứ  Kim Sơn. “Quang” là chữ xin về từ pháp danh Trừng Quang của Sư Ông Nhất Hạnh. “Minh” là chữ lấy từ pháp danh Nguyên Minh của Hòa thượng trụ trì chùa Kim Sơn.

Discover more from Tinh Tấn Magazine

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *