Khéo ăn, khéo nói, khéo làm

*Đọc 2 phút*

Bài SƯ ĐỊNH PHÚC

Đức Phật dạy, có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Nếu như không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả tiêu cực và đáng ân hận – và hầu hết người nói sẽ gặp phản ứng từ người nghe.

1. Nêu vấn đề đúng thời

Chọn thời điểm thích hợp nhất để nói là sự khéo léo có sức mạnh rất lớn trong việc hóa giải những bất hòa trong mối quan hệ. Mục tiêu của “đúng thời” là đem lại sự vui vẻ và lợi ích cho cả người nghe và người nói. Chờ đợi thời điểm thích hợp để truyền đạt không có nghĩa là tìm cơ hội tốt nhất để tạo tác động lên người nghe.

2. Chỉ đề cập đến sự kiện

Chúng ta thổi phồng những yếu kém hay lỗi lầm của một người chính yếu là để lôi kéo sự chú ý của người đó, hoặc bày tỏ sự tức giận của chúng ta. Đức Phật khuyên chỉ nên nêu ra sự kiện, không thêm vào sự kiện những giải thích theo ý riêng.

3. Nói lời ôn nhu

Tránh sử dụng lời nói lỗ mãng cũng là một trong năm giới của người Phật tử tại gia. Sự nhấn mạnh này nói lên vai trò quan trọng của lời nói ôn nhu trong mối liên hệ hàng ngày.

4. Nhắm vào những hiệu quả tích cực

Sự rõ ràng rành mạch của người nói về những hiệu quả tích cực của giải pháp thuyết phục người nghe chấp nhận cách giải quyết. Người nói cần giải thích cho người nghe lý do vì sao vấn đề cần được giải quyết, và sự giải quyết đó sẽ có lợi cho người nghe như thế nào. Người nghe có thể hiểu sai lạc việc phê bình xây dựng khi người nói không nói rõ mục đích và những kết quả tích cực trong những đề nghị của mình.

5. Nói với lòng từ bi

Những người có ý tưởng, lời khuyên và giải pháp phát xuất từ lòng từ bi thường dễ giải quyết tốt đẹp những mối bất hòa.

Trau dồi sự khéo léo trong giao tiếp, phát triển những cách cư xử khôn khéo là những điều cần thiết cho mục tiêu này. Đức Phật nhấn mạnh rằng, hầu hết những vấn đề xảy ra trong mối liên hệ gần gũi đều có thể giải quyết tốt đẹp bằng những phương pháp Ngài nêu ra.

Tuy nhiên, vẫn có một số quan hệ không thể giải quyết, dù người trong cuộc hết sức cố gắng. Trong trường hợp này, chia tay có thể là một giải pháp tốt nhất để giải phóng những người trong cuộc thoát khỏi gánh nặng của những xung đột.

Sự chia tay không nên được coi là một cách trả thù, nhưng là một cách để có thể đem lại sự tốt đẹp cho mình và cho những người khác liên quan trong mối quan hệ.

(Nguồn: New Dharma Readers)

(Image from I am Buddhist Facebook)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *