Cùng đi hành hương với Phan Tấn Hải đến Nhật Bản, Đài Loan

*Đọc 10 phút*

(Được cập nhật theo bước chân hành hương của cư sĩ Phan Tấn Hải)

Sent from Phan Tấn Hải’s iPhone to Tinh Tan Magazine:

Hành hương Kim Các Tự, Nhật Bản

Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa. Ngôi chùa trên mặt hồ, bao chung quanh là nhiều quần thể phụ trong một rừng cây có nhiều lối mòn, đi bộ cho hết cũng mỏi chân. Chùa này ở cố đô Kyoto, xây từ năm 1397, cũng là di sản văn hoá thế giới.

Tham khảo thêm:

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Kinkakuji

Hành Hương Chùa Todai-ji, Nhật Bản

Hôm thứ Sáu, ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an. Thành phố Nara là một cố đô của Nhật Bản và ngôi chùa Todai-ji là di sản văn hoá thế giới UNESCO. Mình thấy hình ảnh quen thuộc: dọc một lối vào chùa là đủ thứ hàng quán bán kỷ vật, thức ăn, nước uống. Nai đi lại trong khuôn viên sân ngoài, dạn dĩ tự nhiên với du khách. Một con nai theo níu áo của mình, ngậm ướt một vạt áo.

Dịch theo tấm bảng tiếng Anh nơi pho tượng khoác áo đỏ là ngài Binzuru (tức, Pindola Bharadvaja):

“Đây là tượng gỗ của ngài Binzuru, từ thời Edo, thế kỷ 18. Đặt tại Chùa  Todaiji (Đông Đại Tự) ở Nara. Ngài Pindola là một trong 16 vị A La Hán đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài Pindola nổi tiếng xuất sắc về thần thông. Người dân Nhật tin rằng khi một người tới xoa vào một nơi trên tượng gỗ của ngài Binzuru, và rồi xoa vào phần đau bệnh nơi cơ thể mình, bệnh hoạn nơi đó sẽ biến mất.”

Đông Đại Tự là một quần thể chùa Phật giáo nằm trong thành phố Nara, Nhật Bản. Chính điện Đại Phật Đường có pho tượng đồng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na lớn nhất thế giới, tên trong tiếng Nhật là Daibutsu (Đại Phật). Chùa này cũng là bản doanh của Hoa Nghiêm Tông. Ngôi chùa được vào danh sách Di Sản Thế Giới UNESCO là một trong nhóm “Các Tượng Đài Lịch Sử Cổ Thời Nara,” cùng với bảy ngôi chùa, ngôi đền và địa điểm khác trong thành phố Nara. Nai, được xem như gửi tới từ các vị thần trong Thần Đạo, tôn giáo bản xứ Nhật Bản, chạy trong sân chùa tự do.

Không biết ở VN có hiện tượng này không: Học sinh từng đoàn được thầy cô đưa vào xem để học về lịch sử văn hoá Nhật Bản.

Tham khảo thêm:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C5%8Ddai-ji

Thăm 2 ngôi chùa, không thấy tăng ni.

Nhiều chùa Nhật Bản không thấy tăng ni đâu hết. 

Hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 11/2019. Hành hương hai ngôi chùa đều không thấy tăng ni nào. Ngôi chùa đầu tiên còn thấy cư sĩ, ngôi chùa thứ nhì hoàn toàn không có ai.

Chùa thứ nhì Honkaku-ji

Ngôi chùa có tên Honkaku-ji nằm trong ngôi làng Shirakawa-go. Làng này được danh hiệu di sản văn hoá UNESCO. Chùa này đóng cửa im vắng. Hiển nhiên chính phủ Nhật tái tạo để hấp dẫn du khách (theo mình đoán). Ngõ hẻm tới chùa có tượng ngài Điạ Tạng. Sau lưng chùa là dòng suối chảy xiết.

Tham khảo thêm bản tiếng Việt:

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Shirakawa-go_v%C3%A0_Gokayama

Chùa Takayama Betsuin

Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Treasure House. Sân chùa là nơi đậu xe buýt, chỉ có một số cư sĩ hay công chức trong các gian nhà quanh chùa. Trong chính điện không có ai, chỉ thấy các hàng ghế trống để sẵn ngay ngắn. 

Tham khảo thêm:

https://www.tripadvisor.com/Attraction_Review-g298113-d3573351-Reviews-Takayama_Betsuin_Shorenji_Temple-Takayama_Gifu_Prefecture_Tokai_Chubu.html

Chùa trên núi lửa Asama

Phan Tấn Hải viết:

“Hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 11/2019, hành hương Chùa Mount Asama Kannon-do Temple. Phải đi lên nhiều bậc thang và triền dốc, trong khi mấy hôm nay bị trẹo cổ chân trái, đi nhanh là đau. Cánh tay phải đồng thời cũng đau như thường lệ, nghĩa là trả nghiệp cả hai phía cánh tả và cánh hữu, mới ý thức rằng trung đạo tuyệt vời vô cùng.

“Chùa này nằm trên đỉnh núi lửa Asama của Nhật Bản, thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát để tưởng niệm các nạn nhân chết trong trận núi lửa Asama bùng nổ năm 1783.

“Trên chùa không có tăng ni, chỉ có vài cư sĩ, có lẽ là công chức vì đỉnh núi lửa này là công viên quốc gia, và lên núi phải mua vé. Lối đi lên chùa có vài tiệm bán hàng lưu niệm. Một nhà hàng khổng lồ ở ngoài cổng.

“Hình mình chụp có khi rung, vì cánh tay phải đưa lên cao trở ngại.”

Tham khảo thêm ở:

https://www.fun-japan.jp/intl/articles/10262

TOKYO, JAPAN

“Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản. Nơi cổng tam quan, giữa là 1 lồng đèn khổng lồ, hai bên là 2 tượng thần sấm sét và thần gió (xem ghi chú tiếng Anh trên bản gỗ).

“Dọc 2 bên lối vào chùa là hàng quán bán đủ thứ hàng lưu niệm, trang phục cổ truyền, bánh kẹo… Trong chánh điện, bên trái là các tủ, hộc đựng lời bàn cho người tới xin xăm (dân Nhật nhiều người tin xin xăm y như dân mình).”

Tham khảo thêm:

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Sens%C5%8D-ji

JAPAN

Cư sĩ Nguyên Giác gửi hình ngày 3 tháng 11, 2019 về khu vực Đại Tượng Phật, Nhật Bản. Bên trong tượng, du khách ngồi chép một số câu kinh. Và hình Phan Tấn Hải thỉnh chuông phá địa ngục nơi cổng vào khu này.

Tham khảo thêm:

https://thuvienhoasen.org/a5872/dai-tuong-phat-a-di-da-ushiku-daibutsu-city-of-ushiku-in-japan

TAIWAN

Cư sĩ Nguyên Giác – Phan Tấn Hải tại Phật Quang Sơn, đứng trước ảnh Tinh Vân Đại Sư đang viết thư pháp, ngày 30 tháng 10, 2019.

Tham khảo thêm:
Wikipedia: Phật Quang Sơn, Đài Loan

One thought on “Cùng đi hành hương với Phan Tấn Hải đến Nhật Bản, Đài Loan

  1. Phật giáo Nhật Bản đã thế tục hoá bằng cách cho Tăng già lập gia đình. Và nay con cái họ đã trưởng thành với nhiều bằng cấp cao như bác sĩ, kỷ sư.v.v… nên không còn ở trong chùa nữa. Những chùa còn Tăng thì phần lớn già yếu và những vị Tân Tăng này cũng chẳng hiểu “Tam quy ngũ giới” là gì nữa; họ chỉ biết ứng phó đạo tràng bằng cúng kiến mà thôi. Trong khi mạng mạch Phật pháp thì đức Phật giao phó cho Tăng già; mà Tăng già thì phải giữ giới luật, tức sống đời độc thân với bản nguyện là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sinh”. Tăng già là thực hiện “Giới – định – tuệ” để hướng đến giải thoát giác ngộ; chứ không là nghề thầy cúng được. Vì vậy cho nên, khi nào thấy quý vị xuất gia mà chỉ lo hành nghề thầy cúng; mà không lo thiền định, thì biết là Phật pháp đang suy đồi vậy! Làm từ thiện, xây chùa tạo tự, in ấn kinh sách, kinh doanh, nuôi trẻ mồ côi, xây nhà dưỡng lão giúp người già neo đơn thì người Phật tử tại gia làm giỏi hơn người xuất gia. Vì vậy cho nên, nhiệm vụ người xuất gia là tinh tấn thiền định và tuỳ duyên hoằng dương Phật pháp mà thôi. Cổ đức dạy: “Người xuất gia là mong cầu giải thoát giác ngộ; chứ không cầu phước và cầu trí. Nếu không cầu giải thoát giác ngộ; mà chỉ cầu phước cầu trí thì phước trí dần dần đến sai sử người xuất gia, như kẻ hèn sai sử người sang”. Chí lý thay lời dạy ấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *