10 tướng mạo của Chú Đại Bi

THÍCH THÔNG ĐẠO. Xưa nay chúng con vẫn có mặc cảm hèn kém là chỉ có thể làm việc thiện, đóng góp Phật sự để hưởng phước báo nhân thiên. Vì thế, chúng con đã phụ lời di giáo của Đức Thế Tôn: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh Pháp”. Nay chúng con dũng mãnh phát nguyện thực hành Bồ Tát Đạo, vừa tự lợi vừa lợi tha, vừa tự giác vừa giác tha, làm được chút gì lợi lạc cho mình cho người thì không từ nan. Continue reading 10 tướng mạo của Chú Đại Bi

Bà quỷ chúa ăn mày

PHÚC QUỲNH. Bà thảy xác vào đám quỷ. Chúng bâu lại, đứa lột da ăn, đứa róc thịt nhai, đứa uống máu tươi chảy hai bên mép, đứa thè lưỡi liếm máu, đứa móc hai mắt nhai ngấu nghiến, đứa gặm xương khoái trá. Chú tiểu đã nhắm mắt, không muốn nhìn thêm nữa cảnh tượng ăn thịt người quá hãi hùng. Continue reading Bà quỷ chúa ăn mày

Mae Nak Phra Khanong, một hồn ma nổi tiếng nhất Thái Lan

ĐỒNG PHÚC. Câu chuyện hồn ma Mae Nak cũng minh họa thuyết luân hồi Samsara với sinh, lão, bệnh, tử không ai tránh khỏi, và sự thật Tam Pháp Ấn – anicca, dukkha và anatta. Cuối cùng, không gì có thể chiến thắng được sự thật, kể cả tình yêu. Continue reading Mae Nak Phra Khanong, một hồn ma nổi tiếng nhất Thái Lan

Halloween, đọc ‘Chuyện Ngạ Quỷ’ qua bài viết của Tỳ Khưu Bửu Chơn và Tỳ Khưu Indacanda

Peta có ý nghĩa căn bản là “đã ra đi,” nghĩa là “đã quá vãng, đã chết,” là tên gọi của hạng chúng sanh luôn có trạng thái bị đói, khát, rách rưới, thiếu thốn, khổ sở; trong ngữ cảnh này peta được dịch sang tiếng Việt là “ngạ quỷ” hay “quỷ đói.” Các tài liệu tiếng Anh trước đây ghi nghĩa peta là “hungry ghost” (ma đói), nhưng về sau này một số học giả giữ nguyên từ peta ở văn bản, không dịch. Continue reading Halloween, đọc ‘Chuyện Ngạ Quỷ’ qua bài viết của Tỳ Khưu Bửu Chơn và Tỳ Khưu Indacanda

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

THÍCH THIỆN HẠNH. Dĩ nhiên vì không thông hiểu giáo lý, trẻ em không thể tu tập để đạt đến giác ngộ, vì thế nên tuy ngây thơ vô tội, sau khi từ giã cõi đời, chúng không thể sinh vào cảnh giới Phật, kể cả cảnh giới Tịnh độ. Ngược lại chúng bị rơi vào cõi u minh mờ mịt. Chính lúc này thì Bồ Tát Địa Tạng hiện ra và bọn trẻ trong lúc đang kinh hoàng vội vàng chạy đến chui vào tăng bào của Ngài để tìm chỗ ẩn trốn. Continue reading Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Bồ Tát qua cái nhìn của Suanie

Khi gặp phiền não do ma quỷ gây ra, bạn hãy nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát và niệm danh hiệu của Ngài nhiều lần. Ngài phát nguyện cứu độ những người nghèo, bệnh tật, chán nản, đói khát, những người gặp rắc rối bởi các ác mộng và quỷ ma. Đại nguyện của Ngài rất mạnh mẽ và đầy oai lực đến nỗi tất cả các chúng sinh đều trọng và khiếp sợ Ngài. Continue reading Địa Tạng Bồ Tát qua cái nhìn của Suanie

Ba bài thi hóa của Tâm Minh Ngô Tằng Giao: Dạo Mát Nửa Đêm; Không Làm, Không Ăn; Đến Thời Phải Chết

“Mọi người đều phải lìa đời tránh đâu / Xin thầy cho biết tại sao?” / Thầy bèn giảng giải: “Ai nào thoát ra / Đã sinh trong cõi người ta / Sống lâu rồi chết, đó là tự nhiên!” / Cậu thiền sinh vội cười duyên… Continue reading Ba bài thi hóa của Tâm Minh Ngô Tằng Giao: Dạo Mát Nửa Đêm; Không Làm, Không Ăn; Đến Thời Phải Chết

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông

Tự đời thuở nào, con người vốn là thanh tịnh, vốn là không, nên Thiền dạy khỏi phải làm gì hết, chỉ cần thấy tánh là được trở về để mà nhập cuộc. Nhập cuộc là nhập vào cái trật tự tự nhiên, không thỉ không chung của trời đất. Continue reading Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông

Lắng nghe những dòng chữ

Còn tôi thì, vẫn trọn đời vẫn là học theo, chứ không dám nói mình hay ho gì, và thường khi tôi tự nghĩ rằng mình nên “dựa cột mà nghe” – kể cả đối với những cuộc thảo luận (cả tiếng Việt, và tiếng Anh) mà tôi đã đọc rất nhiều, như chuyện Phật pháp, hay chuyện của cộng đồng mình, hay của cộng đồng gốc Á (phiền nhất là, trong những năm bầu cử). Continue reading Lắng nghe những dòng chữ