Hiu hắt bụi đường đôi chân không mỏi

NGUYÊN SIÊU. Đạo Sư nằm, Thiền Sư ngồi hai khoảng cách không xa, nhưng dường như biết trước được rằng, giờ chia tay sắp đến, ngày cách biệt chẳng xa. Đạo Sư, Thiền Sư im lặng. Im lặng như hố thẳm. Im lặng như vực sâu không đáy, như bầu thái hư vô tận. Im lặng bặt dứt vô ngôn. Vô nhãn. Vô nhĩ… thâm trầm, vô thanh, hai tâm hồn dường một. Continue reading Hiu hắt bụi đường đôi chân không mỏi

Thầy và con kiến nhỏ

VĨNH HẢO. Con bước chậm, đi ngang qua chỗ Thầy mà Thầy có vẻ như không để ý. Con thấy thú vị với hình ảnh một vị tăng sĩ trang nghiêm, một giáo sư đạo mạo trong giảng đường đại học, lại hồn nhiên thích thú theo dõi bước đi của con kiến nhỏ. Continue reading Thầy và con kiến nhỏ

Huyền thoại về Thầy Tuệ Sỹ

KIỀU MỸ DUYÊN. Thầy Tuệ Sỹ gầy, rất gầy sau khi ở tù 15 năm. Thầy không nói về những ngày vất vả hay khốn khổ trong tù, mà chỉ nói về giáo dục với những lãnh đạo của YMCA. Thầy chú trọng về các trẻ em nghèo ở những vùng xa xôi hẻo lánh, không có điện nước. Thầy rất chú trọng đến vấn đề giáo dục. Tiếng nói của thầy nhỏ nhẹ và khiêm tốn. Continue reading Huyền thoại về Thầy Tuệ Sỹ

Giới thiệu Kinh Di Giáo

SAKYA MINH-QUANG. Cho nên, dù tư tưởng chủ yếu của Kinh Di Giáo là Giải Thoát đạo, nhưng vẫn được các bậc Cao Tăng Đại thừa từ Ấn Độ như Thế Thân, Cưu-ma-la-thập…, cho đến các Tổ ở Trung Quốc như Ngẫu Ích, Liên Trì v.v… đều hết lòng hoằng dương. Thực tế, Phật giáo Đại Thừa Đông Á chưa từng bỏ giới luật của Giải Thoát đạo (Ba-la-đề-mộc-xoa), lấy Tứ Phần Luật làm căn cứ, người xuất gia phải thọ giới Tỳ-kheo để đứng vào hàng ngũ Tăng Bảo. Continue reading Giới thiệu Kinh Di Giáo

Khi nỗi đau được nâng niu

NGUYÊN THÁI. Trong sự tĩnh lặng của ngọn đồi cổ tích, từng bước chân tôi nhẹ nhàng tiếp đất cùng với hơi thở đều đặn vào ra với lòng biết ơn và lời xin lỗi tôi muốn thành tâm gửi đến ông bà, cha mẹ, người thân, bằng hữu, và những người xung quanh tôi. Continue reading Khi nỗi đau được nâng niu

Con đường giải thoát: trong một hay vài câu

NGUYÊN GIÁC. Bài viết này sẽ dựa một phần vào cuộc thảo luận của một số học giả trên mạng SuttaCentral.net có nhan đề “The whole of the Path in two sentences or less – Sutta quotes” (Trọn con đường giải thoát trong hai câu hay ngắn hơn – trích dẫn theo Kinh) (1), và sẽ tham khảo thêm kinh văn. Nói là “câu” (sentence) theo nghĩa đơn giản là từ dấu chấm (.) này tới dấu chấm kia. Continue reading Con đường giải thoát: trong một hay vài câu

Tâm nguyện Thầy

TTKA. Thầy đã kết thúc lá thư với một mong ước đơn sơ: “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình”. Lòng con chùng lại và thương kính Thầy từ đó. Continue reading Tâm nguyện Thầy