Đến chùa với Chánh Niệm

TÂM KHÔNG VĨNH HỮU. “Nam mô Phật! Dạ, cho em vào lạy chư Tổ…” “Không! Tổ gì mà Tổ. Tui mới vừa lau chùi sạch bong mà đòi bước vô hả?” Tôi chưa kịp nói gì thì cô ta tiếp với giọng gay gắt chói tai: “Bước vô mang bụi vô theo hả? Tui nói rồi đó nghen, đừng có bước vô đó đó!” Continue reading Đến chùa với Chánh Niệm

Xin mời bộ hành theo dòng Kinh Phật

NGUYÊN GIÁC. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản: hãy lìa tham, sân, và si. Tuy là đơn giản như thế, nhưng rất khó làm, vì công trình tu học này phải thực hiện trong từng niệm của tâm, trong từng lời nói, và trong từng cử chỉ của thân. Do vậy, rủ nhau hàng ngày “bộ hành” theo dòng Kinh Phật là một phương tiện tu học tuyệt vời. Continue reading Xin mời bộ hành theo dòng Kinh Phật

Phát Tâm Tu Hành Chương: Lời khuyến tu của Ngài Wonhyo

WONHYO. Chỉ có người với tâm không ham muốn mới được gọi là sa-môn. Chỉ có người không dính mắc vào thế gian trần tục mới được gọi là người xuất gia. Người tu hành mà ham mặc đồ đẹp thì giống như loài cẩu trong da voi. Người tu mà còn ẩn giấu tham vọng thì giống như con nhím cố chui vào hang chuột. Continue reading Phát Tâm Tu Hành Chương: Lời khuyến tu của Ngài Wonhyo

Học Phật: Nói, nghe, đọc, viết đúng pháp

NGUYÊN GIÁC. Những Kinh nào có sức mạnh giải thoát tức thì? Nghĩa là, nghe kinh xong, là các trở ngại trong tâm sẽ biến mất gần hết? Có rất nhiều Kinh có sức mạnh như thế. Mỗi người nên tự đọc Kinh điển và nghiền ngẫm từng câu, từng dòng để nghiệm ra. Continue reading Học Phật: Nói, nghe, đọc, viết đúng pháp

Wonhyo, vị cao tăng đại chúng hóa Phật Giáo Cao Ly

THÍCH VÂN PHONG. Vào thời bấy giờ tăng sĩ sống cao sang như những quý phái. Ngài thì ăn mặc thô sơ, sống lang thang trên khắp phố phường. Chính cuộc sống bình dị giản đơn của Ngài mà rất dễ gần gũi với mọi hạng người bình dân trong xã hội, Ngài tùy duyên giáo hóa mọi người quy hướng Tam Bảo học Phật pháp. Họ đã say sưa nghe lời giáo huấn của Ngài một cách tự phát. Continue reading Wonhyo, vị cao tăng đại chúng hóa Phật Giáo Cao Ly

Kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa

HOÀNG LIÊN TÂM. Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương Đối và Sự Thật Tuyệt Đối. Sự Thật Tuyệt Đối tương đương với liễu nghĩa, thuật ngữ Phật học gọi là Chân Đế, Đệ Nhất Nghĩa Đế; còn Sự Thật Tương Đối là Tục Đế, cũng còn gọi là Sự Thật Công Ước. Continue reading Kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa