Cõi thơ của Zukui Jifu, Thiền Sư Ni Trung Hoa vào thế kỷ 17

BEATA GRANT. Thời ấy, chuyện phụ nữ xuất gia cũng là chuyện thường tình, đặc biệt đối với những phụ nữ góa bụa hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng chuyện nổi bật ở đây là một phụ nữ có thể trở thành một thiền sư lỗi lạc được mọi người ngưỡng phục. Continue reading Cõi thơ của Zukui Jifu, Thiền Sư Ni Trung Hoa vào thế kỷ 17

Niềm tin trong tâm khảm

HT KIM TRIỆU. Một buổi chiều, tôi đến thăm Bà nơi nhà tri khách của viện đại học, lúc ấy Bà mới vừa xả thiền. Diện mạo của Bà tràn đầy từ bi, và có điều gì đáng kính phục toát ra một cách tự nhiên từ oai nghi của Bà. Tôi nhẹ nhàng nói chuyện với Bà bằng tiếng Hindi. Continue reading Niềm tin trong tâm khảm

Chiếc vali với rẻo vải vàng

HOÀNG MAI ĐẠT. Đó là một cái vali bình thường, được cột thêm một rẻo vải nhỏ màu vàng ở quai cầm. Trong những cuộc du hành khắp nước Mỹ để hoằng pháp ở những ngôi chùa ni bất kể đường xa dịu vợi hay quê mùa hẻo lánh, hành lý của Thầy luôn được kéo theo với mảnh vải vàng làm dấu để dễ nhận ra giữa khối vali, thùng giấy hỗn tạp ở phi trường cũng như trạm xe buýt, theo lời Thầy giải thích. Continue reading Chiếc vali với rẻo vải vàng

Ni Trưởng Trí Hải, một đóa sen ngát hương

THÍCH NỮ HƯƠNG NHŨ. Với kiến thức Phật học và thế học uyên thâm, Ni Trưởng Trí Hải đặc biệt có uy tín trong lĩnh vực văn học Phật giáo với nhiều công trình nghiên cứu, trước tác và dịch thuật có giá trị. Với tài hoa sẵn có, cộng với sự tinh tế trong việc chọn lựa tác phẩm, Ni Trưởng đã biến việc dịch thuật thành nguồn vui và niềm hạnh phúc lớn lao cho cuộc đời. Continue reading Ni Trưởng Trí Hải, một đóa sen ngát hương

Di huấn của Sư Bà Hải Triều Âm: ‘Đời Thầy có chi đáng kể mà nói tiểu sử’

SƯ BÀ HẢI TRIỀU ÂM. Kiếp sống phù du, cảnh vốn mây bèo, trí tuệ non cạn, tâm phàm khó gột. Giơ tay cất bước tội đã ngập đầu, ác đạo trầm luân dễ vào mà khó ra. Cho nên ta phải dự chọn một nơi có đủ minh sư thiện hữu để rời thân ngũ ấm này, chúng ta đủ duyên tiếp nối công phu. Continue reading Di huấn của Sư Bà Hải Triều Âm: ‘Đời Thầy có chi đáng kể mà nói tiểu sử’

Tiểu sử Cố Đại Lão Sư Trưởng Hải Triều Âm

NI CHÚNG CHÙA DƯỢC SƯ ghi chép Sư Trưởng pháp húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, thế danh Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Thân phụ là một công chức người Pháp, cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là một y sĩ người Việt, cụ bà Nguyễn Thị Đắc. Vì thế … Continue reading Tiểu sử Cố Đại Lão Sư Trưởng Hải Triều Âm

Nữ giới trong đạo Phật

Bài THÍCH NỮ TRÍ HẢI Thông thường, nói đến phụ nữ, người ta nghĩ ngay đến những phong trào đòi bình quyền, đòi quyền sống, đến những quan niệm kỳ thị nam nữ, những ý kiến ủng hộ hay chống đối trước những quan niệm ấy, chia ra hai phe rõ rệt mà người bênh vực sự kỳ thị đa số là phái nam, và … Continue reading Nữ giới trong đạo Phật

Sư Bà Hải Triều Âm nói về loài vật

“Loài vật nó có linh tính, trực giác, hiểu biết nhưng đời sống của nó nhiều sự vất vả, nhọc nhằn nhiều chướng ngại. Cho nên, đối với loài người chúng ta thương một phần, mà đối với loài vật chúng ta phải thương gấp năm, gấp mười.” Continue reading Sư Bà Hải Triều Âm nói về loài vật

Bồ Tát Vô Úy: Thiền Sư Nhất Hạnh viết về Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Chúng ta không có được cái tuệ giác và cái vô úy của thầy Quảng Độ. Lịch sử sẽ phê phán chúng ta như thế nào? Bằng đức vô úy lớn lao, thầy Quảng Độ đã cứu chuộc được cho tất cả chúng ta. Có thầy Quảng Độ ta mới dám ngửa mặt lên nhìn người và mới dám nhìn thẳng vào con mắt của con cháu chúng ta. Continue reading Bồ Tát Vô Úy: Thiền Sư Nhất Hạnh viết về Hòa Thượng Thích Quảng Độ