Thầy bổn sư của tôi là thủ khoa A Tỳ Đàm

SƯ GIÁC NGUYÊN. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có bốn món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Continue reading Thầy bổn sư của tôi là thủ khoa A Tỳ Đàm

Cuộc đời của Sư Bà Diệu Không: ‘Con xin lăn lóc cõi Ta Bà’

Hòa Thượng Nguyên Siêu viết: “Sư Bà đã thật sự dấn thân vào đời ác năm trược để hóa độ mọi người, làm lợi ích cho tha nhân mà không cầu mong chóng thành quả Thánh. Sư Bà chỉ một lòng lo chấn chỉnh Ni chúng, thành lập nhiều Ni Viện từ Huế vào Nam để tạo thành sự sinh hoạt đồng bộ với chúng Tăng.” Continue reading Cuộc đời của Sư Bà Diệu Không: ‘Con xin lăn lóc cõi Ta Bà’

Ca Sĩ Quang Tuấn, con đường tu tập của một Phật tử thuần thành

BĂNG HUYỀN. Không chỉ thành công với ca khúc tân nhạc, Quang Tuấn còn là giọng hát quen thuộc với các Phật tử qua những ca khúc Phật giáo. Anh chọn cách thể hiện các ca khúc Phật giáo một cách chân phương, không quá kỹ thuật. Tiếng hát của anh như một làn gió mát lành đưa người nghe đến chiều sâu bí ẩn và hơi hướng linh thiêng, được khơi cảm hứng từ những giai điệu thanh thoát. Continue reading Ca Sĩ Quang Tuấn, con đường tu tập của một Phật tử thuần thành

Ngôi chùa của đêm giao thừa trên đất khách: Một giờ với Sư Ông chùa Huệ Quang

HOÀNG MAI ĐẠT. Hai đàng tuy sống cùng một khu vực nhưng ở hai chốn khác nhau. Thầy là người tu hành, dường như chỉ làm bạn với lời kinh tiếng kệ, gióng tiếng chuông ngân vang mang niềm an lạc đến cho chúng sanh, còn tôi, kẻ bôn ba giữa chợ đời, mượn con chữ, cái viết để lội qua chốn thị phi kiếm sống độ nhật, một câu kinh cũng chưa thông suốt, còn đứng ngấp nghé ở cửa chùa. Vậy mà… Continue reading Ngôi chùa của đêm giao thừa trên đất khách: Một giờ với Sư Ông chùa Huệ Quang

Thiền Sư Ni Liên Nguyệt – Otagaki Rengetsu (1791-1875)

NI SƯ THUẦN BẠCH. Thơ và lời dạy của Liên Nguyệt như những đám mây, thăng hoa những tác phẩm gia dụng, ấm tách trà, và thổi tan hình chất khô cứng để đọng lại từng giọt bình an, từng giọt hạnh phúc. Thông điệp của Ni không phải là bộ sưu tập gốm sứ tự gán là “giáo pháp,” mà chỉ là đào, là mây, là màu đỏ lá thu, và tất cả qua đi và qua đi. Continue reading Thiền Sư Ni Liên Nguyệt – Otagaki Rengetsu (1791-1875)

Khi Thiền Ni Chiyono chứng ngộ

ANNE DUTTON / NGUYÊN GIÁC. Chiyono thường nhìn ngắm các ni sư xuyên qua các kẽ hở từ các tấm màn treo nơi lối vào cửa, và rồi trở về phòng cô, bắt chước bằng cách ngồi nhìn vào vách – nhưng chưa thấy ích lợi nào. Một hôm, Cô tới hỏi một ni sư trẻ. Cô nài nỉ, “Xin làm ơn dạy cho cốt tủy của pháp tọa thiền.” Continue reading Khi Thiền Ni Chiyono chứng ngộ

Hoa Trôi Trên Sóng Nước: Hành trình tầm đạo của Ni Sư Satomi Myodo

ĐỒNG PHÚC. Con đường đi đến sự giác ngộ của Ni Sư đã cống hiến cho người đọc một câu chuyện tâm linh rất ly kỳ không thua một tiểu thuyết kể lại những chuyện phiêu liêu mạo hiểm của một người mẹ đơn thân nuôi con, một môn sinh, một diễn viên, và một cô đồng bóng. Continue reading Hoa Trôi Trên Sóng Nước: Hành trình tầm đạo của Ni Sư Satomi Myodo

Dipa Ma, bà là ai?

ĐỒNG PHÚC. Lúc đó bà nghĩ rằng mình sẽ chết nếu không tìm ra được một con đường thoát ra khỏi những khổ đau đang đè nặng trên đôi vai. Bà nghĩ đến việc học thiền, tin rằng đó là cách duy nhất bà có thể dùng để tự cứu mình. Thế rồi trong một giấc mơ, bà nghe tiếng tụng kinh êm dịu của Đức Phật. Continue reading Dipa Ma, bà là ai?