Mang tên giác ngộ

SƯ ÔNG LIỄU QUÁN. Chân trời mới đưa Ngài vào tĩnh tọa / Nguyện một lời và chỉ một lời / Không thấy đạo thân nầy tan cho đại thụ / Lời nguyền ấy đã khai nguồn chân lý / Bốn mươi chín ngày tra vấn kiếp nhân sinh / Ròng rã hoài không phút giây buông thả / Vùng đất tâm dần lộ trong tim / Ngày thứ bốn mươi chín lúc sao mai vừa mọc / Ý thức Ngài bừng vỡ kiếp nhân sinh /… Continue reading Mang tên giác ngộ

Về bên chân Phật, nghe lòng an yên

TN NHUẬN NGUYỆN. Làm sao người ta có thể thương cho được kẻ đã dã man tàn sát gia đình, người thân của mình; làm sao người ta có thể dễ dàng chấp nhận kẻ đã đốt đi làng mạc, quê hương, biến ta thành những kẻ “mất căn cước” nơi đất khách hả mẹ? Continue reading Về bên chân Phật, nghe lòng an yên

Ngát hương vô ưu

THÍCH NHUẬN HÙNG. Thiết tưởng, việc nhỏ không hỷ xả được vẫn cố chấp, thì lấy đâu có tình người bao dung cho ta mà cảm thông với ai. Một ánh mắt biết mở lòng, một lời nói rất dịu dàng, dễ nghe, trái tim luôn luôn từ ái, khoan dung đến với mọi người. Ai ai, mà chẳng quý ta, nếu quý vị làm được như thế, thì xã hội này đâu còn nhà tù và tòa án cũng phải đóng cửa luôn! Continue reading Ngát hương vô ưu

Mời đọc Nguyệt San Chánh Pháp số 162, tháng 5, 2025

CHÁNH PHÁP. Đức Phật đã chỉ dạy phương thức tu tập, hành trì Tứ Diệu Đế; qua đó, minh thị một cách bình đẳng rằng bất cứ chúng sanh nào sinh ra trong cõi đời này đều không thể tránh khỏi khổ đau của sanh, già, bệnh, chết, và nếu nỗ lực tu tập, thực hành miên mật, đúng phương pháp (do ngài hướng dẫn), cũng đều có thể thoát ly khổ não, đạt đến niết-bàn an vui. Continue reading Mời đọc Nguyệt San Chánh Pháp số 162, tháng 5, 2025

Cuốn sách sau 50 năm: ‘Cuốn Lên Bức Mành’ của Phạm Quốc Bảo

PHAN TẤN HẢI. Tới xế chiều, cụ Hàn vẫn ngồi bất động bên ngoài tấm mành. Bên trong tấm mành, tiếng cụ Tiên chỉ vẫn đọc thơ. Cụ bà Tiên chỉ rón rén tới thưa với chồng, cụ bà muốn dẫn con về bên ngoại. Cụ Tiên chỉ ngẩn người, đây là lần đầu tiên trong nửa thế kỷ vợ chồng, cụ bà Tiên chỉ đòi dẫn con về ngoại. Cụ Tiên chỉ hỏi vì sao bà làm như thế, được cụ bà Tiên chỉ nói rằng cụ Tiên chỉ không vén bức mành lên để đón tiếp cụ Hàn, thì nhỡ cụ Hàn chết ngồi sững sờ như thế, nghĩa là chẳng còn phúc đức nào giữ cho các con nữa. Continue reading Cuốn sách sau 50 năm: ‘Cuốn Lên Bức Mành’ của Phạm Quốc Bảo

Nắng chiều đẹp vô hạn, chỉ tiếc sắp hoàng hôn

NGUYỄN PHƯƠNG LAN. “Ôi học Phật nghe Vô Thường đến thuộc nằm lòng, nhưng chỉ biết lý thuyết thôi chớ chưa Thực Chứng, có sống trong cảnh tử biệt mới biết rõ Vô Thường là thế nào. Biết già-bệnh-chết là lẽ thường của cuộc đời, nhưng cho là của người khác chớ không phải của mình, tới khi mình sống trong cảnh mới thấy, mới biết nó đau khổ là dường nào! Từ đó, từng ngày từng ngày một, tôi mới thấm thía được nỗi buồn trống vắng trong tôi. Tôi ăn cơm vừa nhìn ra chiếc ghế sofa dài anh thường nằm mà rơi lệ! Ăn cơm mà nước mắt chan cơm, tôi đau vô cùng!” Continue reading Nắng chiều đẹp vô hạn, chỉ tiếc sắp hoàng hôn

Linh ứng nhãn tiền, tự truyện của một Phật tử trong biến cố 30 Tháng Tư

HÀ-LÊ THU NGUYỆT. Qn lau nước mắt cho cháu và các em. Tất cả ngồi dưới gốc cây niệm Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Thế là mưa tạnh và trời bắt đầu sáng sủa trở lại. Cả bọn mừng rỡ đứng lên cử động để hong cho quần áo và tóc mau khô. Continue reading Linh ứng nhãn tiền, tự truyện của một Phật tử trong biến cố 30 Tháng Tư

Tự truyện của một người đang già đi

LÝ THU LINH. Tôi vẫn còn nợ người xưa ngàn lời xin lỗi. Nhưng anh đã hoàn toàn biến mất khỏi cuộc đời tôi. Cuộc đời nhiều khi cũng lạ. Có những khoảng thời gian, một người nào đó là tất cả cuộc sống của mình, nhưng rồi cũng có lúc người đó như không hề có mặt, không hề dính dáng đến ta. Người ta có thể xóa sạch ký ức cuộc sống như thể xóa một dấu chân trên cát được sao? Continue reading Tự truyện của một người đang già đi