Tại sao không làm phép lạ?

*Đọc 7 phút*

Bài JIDDU KRISHNAMURTI
Người dịch: NGUYÊN GIÁC

(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Bài này trích từ buổi nói chuyện của ngài Jiddu Krishnamurti ngày 23/8/1948 tại Ấn Độ. Krishnamurti nói rằng ngài từng một lần chữa bệnh cho một người bằng phép lạ, nhưng sau đó thì thôi. Nội dung bài nói chuyện: hãy ly tham, không đòi hỏi bất cứ gì trong đời, không để bị trói buộc bởi bất cứ những gì, hãy nhận biết mọi chuyện như nó xảy ra và không khởi tâm bóp méo, hãy nhìn thấy thân tâm đang đổi mới liên tục trong trận gió vô thường không ngừng chảy xiết. Và đó chính là phép lạ. Nghe y hệt Kinh Phật. Hãy nhận biết các pháp mà không bị bóp méo, có nghĩa là, theo lời dạy trong Kinh Bahiya, rằng hãy để cái được thấy là cái được thấy, cái được nghe là cái được nghe. Như trong bài thơ của Thiền Sư Thích Phước Hậu:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.

Nếu tất cả Phật tử ly tham được, và chỉ nhớ một chữ Như để cảm nghiệm vô thường trôi chảy trong thân tâm mình, phép lạ tất yếu sẽ xảy ra. Trong Kinh DN 11, chàng cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha đã xin Thế Tôn hãy chỉ giáo một vị tăng biểu diễn thần thông để có đông tín đồ theo, “Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa.”

Đức Phật trả lời rằng ngài đã thành tựu “ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông.” Đức Phật nói rằng ngài nhìn thấy có sự nguy hiểm nếu dạy biến hóa thần thông và tha tâm thần thông. Chỉ duy nhất giáo hóa thần thông là điều duy nhất, mà một vị sư cần truyền dạy để “…sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa… Này Kevaddha, như vậy là giáo hóa thần thông.” Đúng vậy, đó chính là phép lạ. Sau đây, xin mời độc giả đọc bản dịch sau, trích đoạn từ Krishnamurti.)

… o …

Câu hỏi: Tại sao ngài không làm phép lạ? Tất cả các bậc thầy đều làm phép lạ.

Krishnamurti: Ý ​​của bạn là gì, khi nói đến phép lạ? Có phải là chữa lành những người bệnh về thân, và những người bệnh về tâm? Cả hai những điều này đều đã được thực hiện. Những vị khác đã làm, và tôi cũng đã làm. Nhưng chắc chắn, điều đó không quan trọng, có phải không? Được chữa lành về tâm thì quan trọng hơn được chữa lành về thân, bởi vì bệnh về tâm ảnh hưởng đến thân, từ đó lại gây ra bệnh hoạn. Do vậy, trạng thái sức khỏe của tâm sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sức khỏe của thân – điều đó không có nghĩa là chúng ta phải phủ nhận sự an lành của thân; nhưng chỉ tập trung vào sức khỏe của thân sẽ không mang lại an lành cho tâm. Trong khi đó, nếu có sự chuyển hóa trong tâm lý, trong tâm trí, thì điều đó sẽ ảnh hưởng tất yếu đến sức khỏe an lành của thân.

Do vậy, phép lạ mà tất cả chúng ta đều mong muốn, mà tất cả chúng ta đều đang chờ đợi để thấy xảy ra, thực sự là một dấu hiệu của lười biếng, của vô trách nhiệm. Chúng ta muốn người khác làm công việc đó thay cho chúng ta. Nếu tôi có thể nói về bản thân mình, tôi cũng đã từng một lần chữa lành; nhưng tôi đã thấy rằng điều quan trọng hơn rất nhiều là phải chữa lành tâm, tức là trạng thái bên trong của hiện hữu này. Bởi vì, khi từng người chúng ta có thể tìm thấy sự phong phú thịnh vượng bên trong, thì sức khỏe của thân sẽ được cải thiện. Chỉ tập trung vào việc chữa lành bên ngoài có thể có thể làm cho bạn nổi tiếng, thu hút nhiều đám đông, nhưng nó sẽ không dẫn ai đến hạnh phúc.

Do vậy, chúng ta nên tập trung vào việc chữa lành sự trống rỗng bên trong, căn bệnh bên trong, sự bất thiện bên trong, sự méo mó bên trong – và điều đó chỉ có thể được chữa lành bởi chính bạn. Không ai có thể chữa lành bên trong cho bạn, và đó mới là phép lạ. Một bác sĩ có thể chữa lành bên ngoài cho bạn, một nhà phân tích tâm lý có thể giúp bạn trở nên bình thường, hòa nhập thích nghi vào xã hội; nhưng vượt ra ngoài điều đó, nghĩa là thực sự khỏe mạnh, để cho bên trong bạn được chân thực, trong sáng, hoàn toàn xa lìa bất thiện – điều đó chỉ riêng bạn mới có thể làm được, và không ai khác; và tôi nghĩ rằng tự chữa lành bản thân một cách hoàn toàn và chắc chắn chính là phép lạ vĩ đại nhất.

Đó là những gì chúng ta đã làm nơi đây trong ba tháng qua: tự mình nhìn thấy nguyên nhân của căn bệnh bên trong, xung đột bên trong, mâu thuẫn bên trong, nhìn thấy mọi thứ như chúng là, rất rõ ràng, thanh tịnh và chính xác; và khi mọi thứ được nhìn thấy rõ ràng, thì phép lạ xảy ra. Bởi vì, khi một vật, một điều gì được nhận biết mà không bị bóp méo, thì sẽ có sự hiểu biết; và sự hiểu biết đó mang lại phẩm chất chữa lành. Nhưng hiểu biết chỉ có thể đến xuyên qua cái biết riêng của chính cá nhân bạn, chứ không phải xuyên qua phép lạ của người khác, không phải xuyên qua ấn tượng, ảnh hưởng, sự ép buộc hay sự áp đặt ý tưởng của người khác.

Chắc chắn, phép lạ vẫn xảy ra. Phép lạ đang xảy ra mọi lúc, chỉ có điều chúng ta không nhận biết. Về mặt thân và về mặt tâm, cả bên trong lẫn bên ngoài, bạn hôm nay không y hệt như ngày hôm qua. Thân bạn đang trải qua quá trình chuyển hóa liên tục không ngưng, và tương tự ở bên trong, tâm bạn cũng vậy; và nếu chúng ta có thể theo dõi nó một cách dễ dàng và nhanh chóng, thì chúng ta sẽ thấy một phép lạ phi thường đang xảy ra trong chúng ta và quanh chúng ta – phép lạ chính là cái mới hiển lộ thường trực, cái tươi mới của đời sống, cái đẹp vô hạn, cái linh động mềm mại, cái chiều sâu của hiện thể. Nhưng bạn không thể theo dõi một cách nhanh chóng nếu bạn bị trói, nếu bạn bị buộc, nếu bạn không ngừng bận tâm tới những thành tựu, nỗi lo và theo đuổi mục tiêu của riêng bạn.

Đối với một người có tham vọng, sẽ không có phép lạ nào cả, vì người đó biết mình muốn gì và người đó đạt được nó; nhưng đối với một người không có gì để tìm, không đòi hỏi bất cứ gì, với người này, đời sống là một phép lạ, phép lạ của sự đổi mới thường trực; và chúng ta sẽ bỏ lỡ sự đổi mới đó, nếu chúng ta chỉ tìm kiếm một kết quả, một mục đích.

Buổi nói chuyện trước công chúng ngày 28/3/1948 | Mumbai, Ấn Độ

Photo: Triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895–1986) trong hình tem phát hành năm 1987. (Post of India / Wikimedia Commons)

…. o ….

Question: Why don’t you do miracles? All teachers did.

Krishnamurti: What do you mean by miracles? Healing the physically sick, and those who are sick psychologically? Both these things have been done. Others have done it, and I also have done it. But surely that is not important, is it? To be healed psychologically is more important than to be healed physically, because psychological illness affects the body, which in turn brings about disease. Therefore, the psychological state of health is far more important than physical health – which does not mean that we must deny physical well-being; but mere concentration on physical health will not bring about psychological well being. Whereas, if there is a transformation in the psyche, in the mind, then that will inevitably effect the well-being of the physical.

So, the miracle which we all want, which we are all waiting to see happen, is really a sign of laziness, of irresponsibility. We want somebody else to do the job for us. If I may talk about myself, I also at one time did healing; but I found it was far more important to heal the mind, the inward state of being. Because, when each one of us can find inward riches, then there will be an amelioration of physical ill health. Merely to concentrate on healing the outward may make for popularity, draw large groups, but it will not lead man to happiness.

So, we should concentrate on healing the inward emptiness, the inward disease, the inward corruption, the inward distortion – and that can be done only by you. None can heal you inwardly, and that is the miracle of it. A doctor can heal you outwardly, a psychoanalyst can help you to be normal, to fit into society; but to go beyond that, which means to be really healthy, to be inwardly true, clear, wholly uncorrupted – that you alone can do, and no one else; and I think that to heal oneself completely and surely is the greatest miracle. That is what we have been doing here during the last three months: seeing for ourselves the causes of inward disease, inward conflict, inward contradiction, seeing things as they are, very clearly, purely and precisely; and when all things are seen clearly, then the miracle happens. Because, when that which is, is perceived without distortion, there is understanding; and that understanding brings a healing quality. But understanding can come only through your own individual awareness and not through the miracle of another, not through the impression, the influence, the compulsion, or the imposition of the idea of another.

Surely, miracles do happen. They are happening all the time, only we are not aware of it. Physically and psychologically, inwardly as well as outwardly, you are not the same today as yesterday. The body is undergoing transformation all the time, and so is the inward nature, the mind; and if we can follow it easily and swiftly, then we will see what an extraordinary miracle is happening in us and about us – the miracle being the constant newness, the freshness of life, the infinite beauty, the pliability, the depth of existence. But one cannot follow swiftly if one is tethered, if one is bound, if one is ceaselessly occupied with one’s own achievements, anxieties and pursuits.

For a man who is ambitious, there is no miracle, because he knows what he wants and he achieves it; but the man who is uncertain, who asks nothing, to him life is a miracle, a miracle of constant renewal; and we shall miss that renewal if we are merely seeking a result, an end.

Public Talk 28th March, 1948 | Mumbai, India

 Source:

https://kinfonet.org/daily_quotes/when-that-which-is-is-perceived-without-distortion-there-is-understanding


Discover more from Tinh Tấn Magazine

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *