Thuở xưa có một lão sư
Và hai đệ tử sớm trưa theo hầu,
Chân ngài già cả nên đau
Duỗi thời khổ sở, đi sao nhọc nhằn
Phải chống nạng rất khó khăn
Nên nhờ đệ tử bóp chân cho ngài
Mỗi người bóp một bên thôi
Hai chân phải, trái hai người chia nhau.
Hai chàng đệ tử từ lâu
Mãi luôn kình chống, có đâu thuận hòa
Dù cho cùng ở chung nhà
Coi như nghiệp báo oan gia lâu đời.
Đợi ngày một kẻ đi chơi
Kẻ kia ở lại tức thời ra tay
Đập chân bên đó gãy ngay
Cái chân mà bạn thường ngày bóp xoa.
Bạn chàng khi trở về nhà
Thấy thời giận giữ bùng ra thét gầm
Trả thù cho hả cơn sân
Đập chân còn lại chẳng cần xót xa
Cái chân mà kẻ ở nhà
Thường hay xoa bóp. Thế là hoà nhau.
Riêng ông thầy chịu đớn đau
Hai chân bị đập gãy mau hết rồi.
*
Truyện này thí dụ ở đời
Cùng tu học Phật lắm người ganh đua
Đại thừa bài xích Tiểu thừa,
Tiểu thừa lại chẳng thích ưa Đại thừa
Kình qua, chống lại dây dưa
Cùng nhau tranh chấp kể như tự mình
Đều là Phật tử thuần thành
Lại đem giáo pháp vô tình hủy tiêu.
*
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa phỏng theo Kinh Bách Dụ)
(Trích dẫn trong “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES”
do Tetcheng Liao dịch).
Photo: Oleksandr P / Pexels
*
The Master’s Aching Legs
Once a master told two of his disciples to take care of his aching legs. Each one had to massage continuously each of his two legs. The two disciples bear strong dislike of each other. When one left for a break, the other broke with a stone the leg that the first one had massaged out of spite.
The first one, angry at his doings, broke the other leg that the second one had massaged.
So are the Buddhist disciples. The scholars of Mahayana criticize the Hinayana, and vice-versa. Therefore, these two schools’ scriptures of the Great Saint, run the risk to be both vanishing.
Discover more from Tinh Tấn Magazine
Subscribe to get the latest posts sent to your email.