Tin tức Phật Giáo Thế Giới, tháng 6, 2024 

*Đọc 6 phút*

DIỆU ÂM lược dịch
(Nguồn: Nguyệt San Chánh Pháp)

NAM HÀN: Hòa Thượng Pomnyun Sunim hướng dẫn 10,000 người trong Đại Lễ Pháp Hội vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Vào ngày 13-6-2024, Hòa Thượng Pomnyun Sunim – Pháp Sư Hàn Quốc đáng kính và là nhà hoạt động xã hội Phật Giáo đã dẫn đầu hơn 10,000 người trong ‘Đại lễ Pháp Hội cho Tất cả Chúng sinh’ tại một buổi lễ mang tính bước ngoặt vì hòa bình trên Bán Đảo Triều Tiên, với chủ đề “Hướng Tới Tương Lai 800 Năm Hòa Bình và Thống Nhất.”

Pháp hội kéo dài 2 giờ này được tiến hành tại một không gian công cộng gần Jukrimjeong-sa, một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Bắc Jeolla của Nam Hàn. Cùng với khoảng 10,000 thành viên của Hiệp Hội Jungto, buổi lễ có sự tham dự của hơn 200 khách đến từ Hàn Quốc và ngoại quốc.

Pháp hội do Hiệp Hội Dự Án Tưởng Niệm Baek Yongseong chủ trì và được tổ chức bởi Hiệp Hội Jungto, cộng đồng Phật Giáo quốc tế do Thượng Tọa Pomnyun Sunim thành lập.

(Buddhistdoor Global – June 17, 2024)

Hòa Thượng Pomnyun Sunim (hàng đầu, bên trái) tại ‘Đại Lễ Pháp Hội Cho Tất Cả Chúng Sinh’ (Photo: Hiệp Hội Jungto)
Quang cảnh ‘Đại Lễ Pháp Hội Cho Tất Cả Chúng Sinh’ tại tỉnh Bắc Jeolla, Nam Hàn (Photo: Hiệp Hội Jungto)
Quang cảnh ‘Đại Lễ Pháp Hội Cho Tất Cả Chúng Sinh’ tại tỉnh Bắc Jeolla, Nam Hàn (Photo: Hiệp Hội Jungto)
Quang cảnh ‘Đại Lễ Pháp Hội Cho Tất Cả Chúng Sinh’ tại tỉnh Bắc Jeolla, Nam Hàn (Photo: Hiệp Hội Jungto)

HOA KỲ: Các tu sĩ Phật giáo gần kết thúc cuộc Đi Bộ Vì Hòa Bình từ Florida đến New York

Một nhóm tu sĩ Phật giáo, dẫn đầu bởi Phra Sutham Nateetong, 62 tuổi – người đã bắt đầu chuyến hành hương đi bộ xuyên qua một khu vực của Hoa Kỳ để thúc đẩy hòa bình – hiện đang tiến gần đến kết thúc cuộc hành trình của họ. Cuộc hành hương này bắt đầu ở Key West, Florida, vào ngày 31-3, sẽ đi qua hơn 3,500 km và dự kiến kết thúc tại Thác Niagara, New York vào ngày 30-6. Các nhà sư đang đi bộ để truyền bá thông điệp bất bạo động và hòa hợp trên khắp đất nước Hoa Kỳ.

Bắt đầu cuộc hành trình từ điểm cực nam của Hoa Kỳ ở Key West, cho đến nay họ đã đi được quãng đường khoảng 2,775 km.

Các sư dự định đi bộ khoảng 32 km mỗi ngày, dừng lại ở nhiều thị trấn và thành phố khác nhau dọc lộ trình để giao tiếp với các cộng đồng địa phương.

Trong suốt hành trình của mình, các tu sĩ này đã dừng chân ở nhiều thành phố khác nhau, bao gồm Miami, Atlanta và Washington, DC.

Hành trình đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều tổ chức và cá nhân. Các đền chùa Phật giáo địa phương và các tổ chức hòa bình đã cung cấp hỗ trợ hậu cần, thực phẩm và chỗ ở cho các nhà sư. Những tín đồ Phật giáo và những công dân không theo đạo Phật cũng đã đề nghị hỗ trợ tại nhiều điểm dừng khác nhau.

(NewsNow – June 20, 2024)

(Photo: washingtondc.thaiembassy.org)
Nhóm tu sĩ Phật giáo thực hiện cuộc hành hương Đi bộ vì Hòa bình từ Florida đến New York. (Photo: washingtondc.thaiembassy.org)

CANADA: Cộng đồng Tích Lan địa phương xây dựng công trình kiến trúc biệt lập để đánh dấu lễ hội Phật Giáo Poson

Để kỷ niệm lễ hội Phật giáo được yêu mến, một công trình kiến trúc mới, cao chót vót sẽ thắp sáng bầu trời thành phố Winnipeg trong tháng 6-2024.

Công trình đứng biệt lập này được gọi là ‘thorana’, có nghĩa là cổng hoặc vòm trong tiếng Phạn. Những câu chuyện Phật giáo được mô tả trên Thorana bằng cách sử dụng ánh sáng và tác phẩm nghệ thuật sống động.

Cộng đồng người Tích Lan địa phương đã quyết định xây vòm Thorana này lần đầu tiên ở tỉnh bang Manitoba nhân lễ Poson, một lễ hội đánh dấu sự ra đời của Phật giáo ở Tích Lan vào dịp trăng tròn tháng Sáu.

‘Thorana’ của Manitoba cao hơn 25 feet và có hơn 7,000 bóng đèn và 15 bức tranh. Những bức tranh này kể câu chuyện Phật giáo về sự báo thù giữa 2 vị vua, và về vị hoàng tử đã giúp họ tìm được hòa bình. Việc xây dựng Thorana là công sức của tình yêu giữa nhiều thế hệ.

Thorana sẽ được thắp sáng từ ngày 22-6 đến ngày 30-6 tại 88 Đường Cadboro từ 10 giờ tối cho đến nửa đêm.

(CTV News – June 20, 2024)

(Photo: Joseph Bernacki/CTV News Winnipeg)
‘Thorana’ đầu tiên của tỉnh bang Manitoba trên đường Cadboro, thành phố Winnipeg, Canada. (Photo: Joseph Bernacki/CTV News Winnipeg)

NEPAL: Nơi Phật đản sinh Lâm Tỳ Ni lại đông đúc du khách sau đại dịch Covid

Sau hai năm im lặng do đại dịch Covid gây ra, khách du lịch một lần nữa bắt đầu đổ về Đền Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni, được coi là nơi sinh của Đức Phật Cồ Đàm.

Là Di Sản Thế Giới được UNESCO công nhận, Lâm Tỳ Ni đang dần lấy lại sức hấp dẫn khi du lịch tôn giáo dường như đã có sức hút trở lại.

Lâm Tỳ Ni đã đón khoảng 70,000 khách du lịch Ấn Độ trong ba tháng đầu năm nay. Lượng khách du lịch từ các nơi khác trên thế giới cũng tăng lên đáng kể tại đây.

Lâm Tỳ Ni có nhiều bảo tháp đại diện cho nhiều quốc gia khác nhau, khiến nơi đây trở thành trung tâm nghiên cứu Phật giáo.

Các cuộc khai quật khảo cổ đã tiết lộ rằng những tàn tích cấu trúc được tìm thấy thuộc các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng và trùng tu Đền Maya Devi qua nhiều thế kỷ. Hoàng Đế A Dục Vương, trong chuyến viếng thăm vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, đã xây dựng một nền tảng bằng gạch nung để bảo vệ Đá Đánh dấu và Cây Đản sinh, nơi Hoàng hậu Devi sinh ra Hoàng tử Tất Đạt Đa.

(ANI – June 18, 2024)

Đền Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni, Nepal (Photo: Google)

ẤN ĐỘ: Thủ tướng Modi khánh thành khuôn viên hiện đại của Đại Học Nalanda ở bang Bihar

Vào ngày 19-6-2024, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức khai trương khuôn viên mới của Đại Học Nalanda. Khuôn viên nói trên nằm trên khu di tích lịch sử của trung tâm học tập Phật giáo ở bang Bihar. Động thái này là một phần trong kế hoạch được bắt đầu từ khoảng hai thập niên trước.

Việc thành lập Đại Học Nalanda xảy ra vào năm 2010 là kết quả của một đạo luật quốc hội. Đạo luật đã tiến hành các quyết định được đưa ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á lần thứ tư ở Thái Lan (2009) và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á lần thứ hai ở Philippines (2007).

Khi Đại Học Nalanda bắt đầu hoạt động vào năm 2014 với 14 sinh viên trong một cơ sở tạm thời, tổ chức này đã nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ chính quyền Đảng Bharatiya Janata. Chính phủ đã đặt mục tiêu xây dựng một trường đại học nhằm nhắc nhở thế giới đương đại về tầm vóc của Đại học Nalanda cổ xưa, vốn được thành lập vào thế kỷ thứ 5 và từng thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Việc xây dựng trường đại học này bắt đầu vào năm 2017.

Hiện nay, trường cung cấp 137 học bổng cho sinh viên đến từ các nước khác. Trường giảng dạy các chương trình chứng chỉ ngắn hạn bên cạnh các khóa học nghiên cứu sau đại học và tiến sĩ.

(dnaindia.com – June 19, 2024)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Photo: DNA)


Discover more from Tinh Tấn Magazine

Subscribe to get the latest posts to your email.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *