Đối thoại thiền: Chú tiểu đi chợ mua rau

*Đọc 2 phút*

Thi hóa TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

(Phỏng dịch theo Zen Dialogue trong tập truyện ‘101 Zen Stories’ của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

Đối Thoại Thiền

Thiền sư thường huấn luyện trò
Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng.
Có hai thiền viện trong làng
Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh
Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
*
Một chàng mỗi sáng mua rau
Thường hay vội vã qua mau đường này,
Chàng hàng xóm gặp hỏi ngay:
“Thật duyên hội ngộ! Hôm nay đẹp trời!
Bạn đi đâu đấy bạn ơi?”
Chàng mua rau vội trả lời vui sao:
“Tôi đi bất cứ nơi nào
Mà chân tôi đặt bước vào đấy thôi!”
Chàng kia nghe nói vậy rồi
Miệng thời nín lặng, lòng thời nghĩ suy
Về nhờ thầy giúp cứu nguy
Mách lời đối đáp câu chi hơn người.
Thầy bèn hóm hỉnh mớm lời:
“Sáng mai con cứ hỏi người bạn con
Một câu y hệt hồi hôm
Bạn con nếu trả lời không khác gì
Con bèn hỏi tiếp: ‘Vậy thì
Nếu chân không có, bạn đi đâu nào?’
Bạn con chắc sẽ điên đầu
Hết đường đối đáp, hết câu trả lời.”
*
Hôm sau vừa rạng mặt trời
Hai thiền sinh lại gặp nơi đường này
Chàng vừa học được lời thầy
Bèn lên tiếng hỏi: “Hôm nay đẹp trời
Bạn đi đâu đấy bạn ơi?”
Chàng mua rau vội trả lời vui sao:
“Tôi đi bất cứ nơi nào
Gió kia dìu bước tôi vào bạn ơi!”
Chàng kia nghe nói vậy rồi
Trong lòng lại bị rối bời nghĩ suy
Chàng về kể lại thầy nghe
Phen này thất bại, hơn chi được người.
Ông thầy tiếp tục mớm lời
Lần này hỏi bạn: “Nếu trời lặng yên
Bốn bề chẳng nổi gió lên
Bạn đi sao được, có phiền hay không?”
*
Hôm sau vừa rạng vừng hồng
Chàng thiền sinh được khai thông ngọn ngành
Được thầy chỉ dạy tận tình
Đón đường chờ gặp bạn mình đi ngang,
Lần thứ ba gặp bạn vàng
Chàng bèn lên tiếng hỏi han đôi lời:
“Bạn đi đâu đấy bạn ơi?”
Chàng mua rau bỗng thảnh thơi nói rằng:
“Hôm nay nắng đẹp hanh vàng
Tôi đang đi tới chợ làng mua rau!”

Ba chú tiểu Tây Tạng (Hình: Nishant Aneja / Pexels)


Zen Dialogue

Zen teachers train their young pupils to express themselves. Two Zen temples each had a child protégé. One child, going to obtain vegetables each morning, would meet the other on the way.

“Where are you going?” asked the one.

“I am going wherever my feet go,” the other responded.

This reply puzzled the first child who went to his teacher for help. “Tomorrow morning,” the teacher told him, “when you meet that little fellow, ask him the same question. He will give you the same answer, and then you ask him: ‘Suppose you have no feet, then where are you going?’ That will fix him.”

The children met again the following morning.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going wherever the wind blows,” answered the other.

This again nonplussed the youngster, who took his defeat to his teacher.

“Ask him where he is going if there is no wind,” suggested the teacher.

The next day the children met a third time.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going to the market to buy vegetables,” the other replied.




Discover more from Tinh Tấn Magazine

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *