Con người từ đâu đến? Chết sẽ về đâu?

*Đọc 4 phút*

Bài TK GIÁC BIÊN

Con người từ đâu đến?

Do duyên mà có. Từ không đến có do duyên tạo thành; từ vòng gió xoáy không khí gọi là (đối số) mà tạo hai hệ thái cực “hơi nước và điện, từ đó gọi là âm dương; rồi theo sự diễn biến hình thành cực vi trần, rồi vi trần, rồi tiền trần, rồi hình thành hạt bụi nhỏ, hạt bụi lớn, hạt cát nhỏ, hạt cát lớn. Từ đó có đất nước gió lửa thịnh hành ẩm ướt, sanh cỏ nhiều, tiến hóa thêm cây nhiều, tiến hóa ra có thú nhiều, rồi thú rụng lông thành “người khỉ vượn;” trong số khỉ vượn có một số con người. Và từ con người sinh hoạt với con người, từ đó mà sanh ra nhiều con người, người họ khôn ngoan lần lần cho đến suy nghĩ, tính toán, và phát minh; đó chính là ngày hiện đại này vậy.

Cho nên “tương lai con người sẽ nhàm chán sự phát minh,” vì họ nghĩ rằng tất cả chỉ là cái giả này bồi đắp cái giả kia, vô thường này đáp ứng cho vô thường nọ mà thôi. Nên họ sẽ trở thành người giải thoát có tuệ giác tịch tịnh là niềm hạnh phúc của họ trong tương lai vậy!

Và tương lai họ sẽ xa lìa với ý thức hệ, xa lìa với sản phẩm của bộ não. Rồi một số họ trong chúng ta sẽ thành người giác ngộ (Phật), hoàn toàn biết hết về thân, tâm, hoàn cảnh, vạn vật, các pháp đều giả tạm. Từ đó, họ sẽ hết ưu phiền khổ não vì hiểu thật tướng đang tồn tại của vạn vật và sự việc đều giả tạo; nên hết cố chấp hết dính mắc hết buồn phiền, vì thấy được thật tướng vạn hữu đều là vật lý hoặc tâm lý, tất thảy là giả tạm; nên hết não phiền tùy duyên mỗi lúc mỗi nơi. Do bởi tùy duyên buông xả nên được giải thoát, thành Phật, thành Buddha, hay Bồ đề, người Giác ngộ. Niết bàn vắng lặng là vậy. Và con trò cũng không ngoại lệ; từ đó mà sanh mà đến!

Nghĩa là, sự sanh diệt tiến hóa “duyên vào nhau,” từ “không đến có,” từ “vật không thấy được cho đến thấy,” hóa lần thành bụi, cát, đất, đá, cỏ, cây, thú, người, đến trời, Phật. Mỗi kiếp mỗi khôn ngoan mà thành người; người thiện hay ác tùy vào môi trường tiến hóa có bao nhiêu kinh nghiệm khi còn sống, tùy thuộc vào sự tích cực của mỗi kiếp sống khi còn làm thú, hay làm cỏ, làm đất, làm đá; hoặc đã làm người có chịu khó học hỏi, hay làm người lười biến dốt nhát mà ra vậy!

Chết đi về đâu ?

Họ sẽ về tùy “thói quen” hay “tập tánh” khi còn sống.

* Nếu họ thích bài bạc “thì họ sẽ là năng lượng vọng động làm ma quỷ của sự hơn thua.” Ma là vọng tưởng si mê, là ích kỷ tàn ác xấu xa. Hoặc thích bài bạc, hay rượu bia, sắc giới, hay việc gì đó là tùy thuộc vào năng lượng trong ta thuộc “âm” hay “dương;” thịnh vượng về phần nào thì sẽ “tương ưng xứ” với xứ sở ấy, nghĩa là cảnh giới đó, chỗ trụ đó.

Hoặc là loài ma, loài quỷ, khổ sầu đói khát thiếu thốn không siêu thoát, nghĩa là, không vượt qua được tánh chất đó, để rồi bị cai trị canh gác tưởng tâm; gọi là cõi “Tưởng tri,” khi sống theo bản năng, không làm chủ được lòng, nên bị nghiệp đưa đường chỉ lối đau khổ vậy!

* Bằng ngược lại, “tâm tánh thiện, thói quen sáng suốt,” sống bằng lý trí, giúp mình hoàn thiện bản thân, giúp người tốt đẹp xã hội “về miệng, thân, ý, tốt lành nhẹ nhàng” thì ta cũng “tương ưng xứ” với xứ sở Thiên đường thiện đạo vậy.

Gọi là cảnh giới về Thức tri (bậc Trời).

* Còn những bậc thánh “tầng bậc cao” tu chứng vô lậu, hết não phiền thì họ lại khác hơn nữa. Họ không đi về đâu cả, họ là “bậc vô sanh, một niệm không dính mắc.” Họ không phiền não, không buồn vui, mừng giận, thương ưa ghét muốn; họ hết tham, sân, si; họ thường xuyên thuần tịnh tức họ đã thắng được lòng mình, nghĩa là “họ đã thắng được ái dục của lòng mình,” họ thắng được lòng nhỏ nhen, họ thắng được những việc bất thiện, họ thắng được sự cố chấp, và họ thắng được những điều si mê.

Từ đó, họ làm chủ được thân tâm “tham lam, sân giận, và si mê, họ thấy được tướng của Trần cảnh “về thân, tâm, hoàn cảnh, và vạn vật các pháp, là không bền” nên họ ly tham và buông bỏ, mỗi lúc mỗi nơi đều được “tùy duyên” nên họ yên lòng mà “thuần tịnh.” Họ đã có được trí huệ cứu cánh “ nhìn ra rõ thấu suốt được chơn lý, nhận chân được vạn hữu” đều không bền giả tạm do duyên sanh, cho nên lòng được giải thoát, tánh được giải thoát. Đó là “trí tuệ,” là đệ nhất nghĩa đế siêu việt, về ngữ nghĩa tánh tướng như thật vậy.

Đây là cảnh giới bậc Thánh (tuệ tri và liễu tri) hết vậy.

Cầu mong mọi người lãnh ngộ. Tặng các bạn đầu năm.

Kính bút, Mô Phật

(Photo: I am Buddhist/ Facebook)

Discover more from Tinh Tấn Magazine

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *