Thuở xưa đạo Bà La Môn
Tín đồ một nhóm họp luôn cùng bàn
Cử hành đại hội huy hoàng
Cần nhiều chén bạc, chén vàng đem trưng
Nên giáo chủ không ngại ngùng
Sai người lên chợ mời ông thợ về
Thợ đồ sứ giỏi tay nghề.
Tuân lời, đệ tử tức thì đi ngay
Giữa đường họ gặp ông này
Dắt lừa ra chợ hôm nay bán hàng
Lưng lừa chở nặng rộn ràng
Toàn đồ sứ quý sẵn sàng bán ra,
Lừa đang đi chợt bất ngờ
Xảy chân, té quỵ bên bờ đường mương
Bao nhiêu đồ sứ trên lưng
Rơi luôn xuống đất và cùng vỡ tan
Thế là ông thợ bàng hoàng
Buồn rầu cất tiếng khóc than não nùng.
Mấy chàng đệ tử lạ lùng
Bèn lên tiếng hỏi: “Sao ông khóc hoài?”
Thở dài ông thợ trả lời:
“Bao nhiêu đồ sứ đi đời nhà ma
Công lao làm suốt năm qua
Giờ lừa làm bể, thế là công toi
Các anh nhìn đó mà coi
Tôi buồn đứt ruột khóc thời lạ đâu.”
Mấy chàng đưa mắt ngó nhau
Nghĩ thầm mừng rỡ: “Lừa sao thật tài
Một năm ông thợ miệt mài
Công trình khó nhọc lừa thời phá tan
Chỉ trong giây phút dễ dàng
Chú lừa thật giỏi, nên mang lừa về.”
Họ bèn thương lượng tức thì
Xin ông thợ bán lừa kia cho mình.
Đang tức giận, đang bất bình
Nên ông đồng ý bán nhanh chú lừa
Khi nghe thấy họ hỏi mua
Đôi bên thanh toán êm ru mọi bề.
Các chàng đệ tử ra về
Mang lừa trình diện, hả hê vô vàn
Chợt nghe giáo chủ hỏi han:
“Mua lừa chuyên chở đâu cần dùng chi
Chỉ cần ông thợ khéo kia
Sao không mời thợ lại đi mua lừa?”
Các chàng hăng hái vội thưa:
“Lừa này bản lãnh rất ư lạ lùng
Giỏi hơn ông thợ vô cùng
Bao đồ sứ thợ làm trong năm rồi
Chỉ cần vài phút giây thôi
Một mình lừa đã tức thời phá tan.”
Lắc đầu giáo chủ khẽ than:
“Các con dại dột nên ham lừa này
Lừa trong khoảnh khắc chưa đầy
Làm bao đồ sứ bể ngay dễ dàng
Nhưng dù trải trăm năm trường
Lừa này cũng chẳng biết đường làm chi
Tạo ra đồ sứ quý kia
Dù cho một cái, nói gì nhiều hơn.”
Thế gian lắm kẻ thọ ơn
Nhờ người giúp đỡ ân cần lắm khi
Nhưng không đền đáp chút chi
Lại đem thù oán mà đi trả người
Vong ân, bội nghĩa ở đời
Chỉ thêm tai hại. Ta thời tránh xa!
*
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa phỏng theo Kinh Bách Dụ)
(Trích dẫn trong “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES”
do Tetcheng Liao dịch).
Photo: ReneeWrites / Wikimedia Commons
Mason Wanted
Once upon a time, a Brahman master indented to give a big party. He told his disciple, “I need earthenware for the party. Go to the market and fetch for me a mason.”
On his way to the mason’s home, the disciple came across a man whose donkey was loaded with earthenware for sale in the market. Yet all pottery was broken by the animal in the twinkling of an eye. On his return home, the man was crying and getting quite distraught. On seeing this, the disciple asked: “Why are you so sad and disappointed?”
The man replied, “I have been making earthenware with all my expedient means after toiling and moiling for many years. I was on my way to the market intending to sell them. But this dumb animal has broken all I had in no time. That’s why I’m so distraught.”
The disciple was glad to see and hear all this and said, “It’s a good donkey. I should like to buy it.”
The mason was delighted to sell it. When the disciple rode it back, the master asked, “Why didn’t you come back with a mason? What’s the idea of bringing a donkey here?”
The disciple replied, “This donkey is better than a mason, for it can break things in a split second what a mason has made over a long time.”
The master said, “You are stupid and ignorant indeed. Although the donkey can break things in a second, it can’t even make one pottery in a hundred years.”
So are the people at large.
Those who sometimes receive offerings from their benefactors for a hundred years, give nothing in return. On the contrary, they always do more harm than good.
This is held to be true with someone who shows ingratitude.
Discover more from Tinh Tấn Magazine
Subscribe to get the latest posts sent to your email.